Thực trạng, giải pháp cho nguồn nhân lực công nghiệp tại Việt Nam

Publish: : Tiếng Việt / Vietnamese

Thực trạng chung nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam

Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam luôn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Cùng với sự phát triển đó, nguồn nhân lực nói chung đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nguồn lực công nhân nói riêng giữ vai trò thiết yếu,  là bộ phận trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất. Tuy nắm giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng thực trạng nguồn nhân lực công nhân Việt Nam còn nhiều bất cập.

Trong kết quả điều tra dân số đến tháng 2013, Việt Nam có gần 90 triệu người, số lao động về các ngành nông nghiệp chiếm hơn 70%, lao động các ngành công nghiệp chỉ chiếm gần 10%, Trong đó, có gần 77% người lao động chưa được đào tạo nghề hoặc nếu được đào tạo thì còn hạn chế về kĩ năng nghề nghiệp và chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng miền.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao vào chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác.

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cho đến nay Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có chiến lược tổng thể trong việc xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Lượng nhân công không có trình độ chiếm đa số, thể lực sức vóc người lao động còn kém. Chất lượng đào tạo còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu về nhân lực. Đời sống của người lao động chưa được đảm bảo, không có điều kiện phát triển trình độ tay nghề.

Nắm bắt được tình hình đó, Nhà nước Việt Nam cần phải xác định rõ những mặt hạn chế của nguồn nhân công công nghiệp để cải thiện và đáp ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp. Chính phủ và Nhà Nước Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm nâng cao nguồn nhân lực cơ bản của đất nước, cụ thể:

-          Quyết định số 579/QĐ-TTG ngày 30/04/2011(http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-579_Q%C4%90-TTg-(1282)?cbid=8145) chủ trương việc đẩy mạnh thực thi chính sách giáo dục – đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao sức khỏe, thể lực cho nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo.

-          Quyết định số 761/QĐ-TTG ngày 23/05/2014 (http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?mode=detail&document_id=174011) về việc phát triển trường nghề nâng cao chất lượng tay nghề cho lao động. Giúp người lao động nhận thức được giá trị của bản thân, nhận thức được tầm quan trọng của việc học hỏi nâng cao trình độ, tay nghề.

-          Đại hội XI Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 19/01/2011(http://www.vietnamplus.vn/nghi-quyet-dai-hoi-toan-quoc-lan-thu-xi-cua-dang/77948.vnp) cũng đề cập đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân. Xây dựng lại chính sách tiền lương và thực hiện một cách linh hoạt. Các doanh nghiệp phải có các chính sách đãi ngộ hợp lí cho người lao động, như cung cấp chỗ ở, hỗ trợ dịch vụ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, hỗ trợ phương tiện truyền thông và đi lại, du lịch và đào tạo tay nghề…

-          Nhà nước và các doanh nghiệp cũng kết hợp và đề ra nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn mua nhà, đãi ngộ về đất đai đối với người lao động.

-          Hỗ trợ học phí cho học viên các ngành nghề mà các doanh nghiệp đang rất cần mà hiện ít người học (như ngành cơ khí) tạo điều kiện thu hút người học, đào tạo lao động đáp úng được nhu cầu các doanh nghiệp.

-          Phát triển mạng lưới thông tin thị trường, các cơ sở giới thiệu việc làm đến người lao động…

Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang thực hiện các chính sách cải cách nguồn lao động một cách tích cực và đã đem lại nhiều khả quan. Trình độ tay nghề của nhân công tăng lên rõ rệt. Đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể. Thu hút các nhà đầu tư ngày càng nhiều. Nếu như trước đây các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các ngành nghề cơ bản như hóa mĩ phẩm, thực phẩm, may mặc, hàng tiêu dung… thì ngày nay, các doanh nghiệp lớn đã mạnh dạng đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp cơ khí như máy móc, trang thiết bị, linh kiện điện tử… trong đó có ngành chế biến kim loại( sản xuất ốc vít, bu lông, vòng đệm, tấm kim loại…) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các công ty, doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều.

Hy vọng trong tương lai, Việt Nam sẽ thu hút nhiều đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cơ bản trở thành một nước công nghiệp và hơn nữa sẽ đứng trong hàng ngũ những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Related articles

schooldays

Trò cá ngựa của cuộc đời kĩ sư

Việc trang bị kiện thức đối với một kĩ sư máy tính

Read this article

02_01

Về lợi ích của ứng dụng khuyến mại (app store) Giới thiệu

  Về lợi ích của ứng dụng khuyến mại (app

Read this article

image03

Bán hàng online

Bán hàng online là một xu thế mới đang dần trở nên

Read this article

hoc nhoi nhet

Giáo dục nhồi nhét

http://www.itmedia.co.jp/news/articles/1404/21/new

Read this article

john-jennings-436331-unsplash

Lời khuyên cho việc giảm thời gian tiêu tốn để xem xét việc áp dụng

Nếu iOS Để xuất bản ứng dụng công việc của bạn

Read this article

shutterstock_482868640

Giảm căng thẳng chờ đợi trong ứng dụng danh sách chờ đợi! Sau khi xuất bản một nghiên cứu trường hợp

Chờ đợi ứng dụng để giúp làm cho sử dụng hiệu

Read this article

shutterstock_588990965

Lợi ích để kết hợp tự động hóa tiếp thị và đẩy thông báo cho ứng dụng của bạn

Chẳng hạn như nghỉ khách hàng, khách hàng hiện

Read this article

no image

CÁC ỨNG DỤNG MỘT SMARTPHONE CẤP THẤP NÊN CÓ

Năm 2013 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong kỉ

Read this article

Tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm

Ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết tình trạng kẹt xe tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Vì thành phố Hồ Chí Minh có quá ít bãi đậu xe, the

Read this article

dieu kien nhap cu

Máy tính bảng và người bán hàng rong

Không lấy làm lạ khi đi trên đường phố Sài Gòn ngà

Read this article

PAGE TOP ↑