Nghề môi giới ở Việt Nam

Publish: : Tiếng Việt / Vietnamese

Môi giới – một ngành nghề nhiều “thị phi”, nó thường được người ta gọi nôm na là “cò” và gắn với đó là những hình ảnh biến tướng, xấu xí, định kiến về ngành nghề này. Nhưng trên thực tế, môi giới có giống như những gì người ta nghĩ?. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về bản chất của ngành nghề vốn lắm thị phi trên.

Môi giới là gì?

Nếu bạn làm một câu hỏi nhỏ và đơn giản với những người xung quanh “Môi giới là gì?” chắc hẳn bạn sẽ thu thập được những câu trả lời khá giống nhau: “đó là nghề buôn nước bọt, ăn chênh lệch hoa hồng giữa các giao dịch”, trên thực tế, đó chính xác là những gì một người làm nghề môi giới thực hiện. Theo định nghĩa trên Wikipedia, chúng ta có thể hiểu cụ thể như sau: “Môi giới là một hình thức trung gian liên kết giữa người mua và người bán, người môi giới được coi là một thương nhân trung gian trong các giao dịch, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ.” Vậy có nghĩa là họ không hề có sản phẩm, hàng hóa, hay dịch vụ, họ chỉ là người kết nối những người có nhu cầu giống nhau để tạo nên những giao dịch thật giữa hai đối tượng đó.

Họ có phải giống như một nhân viên kinh doanh?

Nghề môi giới khá giống sales, tìm kiếm tập khách hàng cho mình và thuyết phục họ sử dụng hàng hóa, dịch vụ nào đó. Tuy nhiên, nếu một nhân viên sales bán trực tiếp sản phẩm của họ, hay của cơ sở mà họ làm việc cho bên thứ 2 là người mua thì người làm nghề môi giới họ chỉ kết nối “kẻ cung” với “người cầu” mà không hề tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán giữa hai bên, bởi đơn giản, họ không thể bán cái mà họ không sở hữu. (Trừ trường hợp người môi giới được ủy quyền của bên bán hoặc bên mua thì mới tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng, giao dịch).

Họ có giống như một nhân viên tư vấn?

Có lẽ môi giới sẽ giống nghề tư vấn hơn chăng?, điểm đồng thuận giữa hai ngành nghề này là không bán trực tiếp một mặt hàng hay sản phẩm, dịch vụ nào mà là đưa ra cho họ những lời khuyên về việc chọn lựa, sử dụng hay giao dịch những dịch vụ, hàng hòa nào phù hợp nhất. Trên hầu hết mọi khía cạnh thì tư vấn cũng là bên thứ 3 kết nối giữa người bán và người mua như: tư vấn bất động sản (môi giới bất động sản), tư vấn tài chính (môi giới tài chính), tư vấn hôn nhân (môi giới hôn nhân)… Nhưng trong một vài trường hợp cụ thể, tư vấn lại không kết nối ai cả, họ chỉ đơn giản là bán kiến thức của chính họ cho một bên thứ 2, lúc này sản phẩm hiện hữu và thuộc về họ nên tư vấn không còn giống với môi giới. VD như: Tứ vấn đấu thầu, tư vấn pháp luật… Với những tính chất đặc thù giống nhau, có thể hiểu nôm na rằng môi giới là khái niệm nhỏ hơn nằm bên trong khái niệm về ngành tư vấn.

Nguồn thu của nghề môi giới

Nguồn thu của nghề môi giới giựa trên những thỏa thuận của chính họ với bên bán và bên mua. Có những nguồn thu được lấy từ hai phía, những cũng có nguồn thu chỉ được chi trả từ một bên phát sinh nhu cầu thuê môi giới, hoặc giựa trên tỉ lệ % giá trị giao dịch cuối cùng.

Hiện nay, đây được coi là một ngành nghề mạo hiểm nhưng có mức thu nhập khá cao so với những công việc khác. Những người trong nghề tâm sự: nghề này tự do, không bị gò bó thời gian, thu nhập cao nhưng không ổn định và có khi “được ăn cả, ngã về không”, tính chất rủi ro khó lường trước.

Tuy nhiên, đây vẫn là một ngành nghề “hot” và đang thu hút giới trẻ. Để làm nghề môi giới không phải dễ, bạn phải hội tụ khá nhiều phẩm chất như: năng động, hoạt ngôn, luôn điềm tĩnh và tỉnh táo, đặc biệt là luôn luôn phải trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi.

Mặt tốt  – Mặt xấu của nghề môi giới?

Quay trở lại với câu hỏi đặt ra ban đầu: nghề môi giới có “xấu xí” như người ta nghĩ? Với những miêu tả trên thì bạn có thể thay đổi dần quan niệm xấu về ngành nghề này nếu có. Trên hết, đó là một công việc khá vất vả và mang lại lợi ích cao cho những người có nhu cầu. Ở bất kì ngành nghề nào cũng có những biến tướng làm chúng trở nên “nhem nhuốc”. Cũng có lẽ xuất phát từ việc kiếm lời cao và không sở hữu trực tiếp sản phẩm để bán, nghề môi giới đã bị nhiều đối tượng lợi dụng để trở thành một nghề có tỉ lệ lừa đảo cao nhất. Người tiêu dùng trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam rất dễ dàng mất cảnh giác với những đối tượng này và trở thành con mồi béo bở cho chúng, nhất là khi bạn không có kiến thức vững chắc hay chủ quan, dễ tin người.

Nếu để kể tên các lĩnh vực có nguy cơ bị lừa đảo cao nhất thì có lẽ phải kể đến môi giới đất, mô giới chứng khoán, môi giới việc làm. Không khó để bạn tìm kiếm thông tin về những vụ lừa đảo kiểu này trên web, báo giấy, truyền thông… Nhưng cũng chỉ là “những con sâu làm giàu nồi canh”, trên thực tế thì môi giới đem lại nhiều giá trị hơn những gì bạn đang nghĩ như: tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho những mối quan hệ mà có khi bạn phải mất cả tháng, cả năm hay một khoản tiền không nhỏ để có thể tìm kiếm, tiếp cận tới, cũng có khi điều đó không mang đến hiệu quả nào hết. Chính những lúc như thế, bạn mới càng hiểu rõ hơn về giá trị thiết thực của nghề “buôn nước bọt” này. Những mối quan hệ chính là tài sản lớn nhất của môi giới, bạn hãy tận dụng thế mạnh của người khác để làm thế mạnh cho mình, đó chính là cách thức sáng suốt nhất để phát triển được trong nên kinh tế thị trường hiện nay.

Tìm hiểu các loại hình môi giới

Đến đây, có lẽ chúng ta ai cũng rõ môi giới là gì và hình thức hoạt động của nghề này ra sao. Trong bất kì một lĩnh vực nào, môi giới cũng có thể hình thành. Không chỉ trong kinh tế, đời sống mà còn tồn tại trong cả chính trị. Thậm chí, nó còn hoạt động khá mạnh mẽ và trở thành tiền lệ trong lĩnh vực này.

Vì vậy chúng ta sẽ không đề cập tới loại hình môi giới theo ngành nghề, mà sẽ phân chia theo tính chất của đối tượng.

Với cách này, môi giới được chia thành 2 nhóm lớn, bao quát và phổ rộng trong nhiều lĩnh vực, đó là hình thức môi giới giữa người với người (P2P) và hình thức giữa người và doanh nghiệp (P2B).

Đầu tiên, chúng ta nên đề cập đến loại hình P2P, tức là giữa người với người. Đây là một loại hình phổ biến và thông dụng chủ yếu diễn ra trong các hoạt động kinh tế cá thể, đời sống cộng động. Ví dụ như: Môi giới bất động sản, nhà đất cho những người có nhu cầu mua để ở, mua để kinh doanh; môi giới tài chính, chứng khoán cho những cá nhân giao dịch tại sàn giao dịch, có nhu cầu gia tăng tài sản của mình; môi giới hôn nhân cho những người có nhu cầu tìm hiểu, kết hôn với một cá nhân khác do không có điều kiện và khả năng tự tìm kiếm…; vô vàn những kết nối diễn ra trong cuộc sống, và khi hình thức kết nối đó tạo ra lợi nhuận cho người “giúp đỡ” thì hình thức đó đã trở thành môi giới.

Điểm mạnh của hình thức này chính là nằm ở chỗ nó dễ dàng tiếp cận đến từng cá thể, một yếu tố hoàn chỉnh nhỏ nhất trong xã hội để tạo nên những giá trị gia tăng cho xã hội. Việc tiếp cận đến từng người cũng là cách lan truyền thông tin, tạo nên xu hướng mới cho nhiều hoạt động sống của chúng ta.

Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức môi giới cá nhân, người với người để thực hiện việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách hiệu quả. Một ví dụ đơn giản để chứng minh cho lập luận này mà bạn dễ dàng tưởng tượng, tiếp cận nhất chính là hình thức sử dụng hình ảnh người nổi tiếng – những người có tầm ảnh hưởng đến một nhóm đối tượng theo độ tuổi nhất định mà doanh nghiệp đó đang hướng tới – để quảng bá công dụng và hiệu quả của sản phẩm như các thương hiệu mỹ phẩm, spa thường dùng. Với sự hỗ trợ của internet, Facebook, Twister… công việc của “những người nổi tiếng” là đưa ra những lời nhận xét tốt về sản phẩm của hãng, kèm theo đó là hình ảnh chụp cùng sản phẩm và sự khẳng định của bản thân họ về hiệu quả của việc sử dụng chúng. Rất nhiều fan hâm mộ yêu thích họ sẽ tin tưởng và sử dụng theo như một trào lưu. Còn “người nổi tiếng” của chúng ta sẽ nhận được khoản tiền công từ các doanh nghiệp cho công việc truyền bá này.

Đối với hình thức môi giới doanh nghiệp, tức hình thức P2B. Bạn có thể thấy chúng diễn ra ở một quy mô lớn hơn, với những khoản chi khổng lồ hơn và lợi nhuận là không thể tính toán được. Tất nhiên, không phải môi giới doanh nghiệp nào cũng mang lại những thành công vượt bậc. Nhưng xét cho cùng, lợi nhuận của các doanh nghiệp khi sử dụng hình thức môi giới đều nhằm đến những mục đích dài hơi, xa hơn với tầm nhìn rộng hơn.

Thường thì các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của chính quyền. Việc làm ăn sẽ thuận lợi và tăng tính cạnh tranh hơn khi doanh nghiệp đó được sự “nâng đỡ” từ những người có quyền lực. Môi giới sẽ phát huy tác dụng trong những trường hợp như vậy, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Sự liên kết giữa một bên có tiền, một bên có quyền sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho hai bên, trong những trường hợp minh bạch thì nó còn mang lại giá trị lớn cho xã hội.

Để minh chứng cho những điều được đề cập bên trên, bạn sẽ được nghe một ví dụ: đó là việc môi giới kết nối các dự án, tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ người khó khăn với những tổ chức nhà nước, chính quyền địa phương, chính phủ cấp cao để tạo nên mối liên kết vững chắc cho các hoạt động từ thiện. Trên thực tế, không phải cứ mang danh tổ chức xã hội, phi chính phủ khi bước chân vào Việt Nam là được chào đón nồng nhiệt và được cấp phép hoạt động. Để có thể tiếp cận và triển khai được tại nước sở tại, việc kết nối đúng người sẽ quyết định phạm vi hoạt động của tổ chức đó lớn mạnh đến đâu, uy tín và chất lượng dịch vụ của tổ chức sẽ được đảm bảo ở cấp độ nào.

Không khẳng định, nhưng cũng không thể phủ nhận hình thức môi giới doanh nghiệp (P2B) này thường có nhiều hoạt động bất hợp pháp hơn cả. Người ta vẫn gọi là “hối lộ” (kickback).

Việc lại quả hay hối lộ là việc thanh toán hoặc cung cấp các dịch vụ với mục đích gây ảnh hưởng hoặc đạt được một cái gì đó từ một công ty hoặc một người nào đó. Chúng diễn ra trong nhiều lĩnh vực kinh tế, công việc hay trong chính trị.

Có thể coi hối lộ cũng là một loại hình môi giới, nhưng đó là môi giới bất hợp pháp.

Trong chính trị, hối lộ có thể được sử dụng để đảm bảo ảnh hưởng đến quyền biểu quyết. Tuy hình thức này được biết đến dưới dạng bất hợp pháp, nhưng nhiều người vẫn sử dụng nó ở dạng này hay dạng khác. Đồng thời, trong chính phủ, hối lộ có thể sẽ giúp các doanh nghiệp, tổ chức nhận được chấp thuận của chính phủ cho các dự án của họ. Ví dụ điển hình nhất có lẽ là khoản tiền hối lộ cho quan chức chính phủ cấp giấy phép sử dụng đất cho các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp.

Mối quan hệ nội tại trong nghề môi giới là khá phức tạp. Ranh giới giữa sự minh bạch và bất hợp pháp khá mong manh. Các hoạt động môi giới bản thân nó là một ưu điểm mạnh cho nền kinh tế, quan hệ cộng dồng, chính trị, nhưng cũng chính là con dao hai lưỡi tạo nên những chiêu trò lửa đảo, sự chèn ép, bất công xảy ra trong xã hội ngay nay. Tuy chúng ta nhìn thấy rõ mặt trái, mặt phải của nó. Nhưng sẽ không có cách thức nào để loại bỏ hoàn toàn mặt tiêu cực của môi giới. Pháp chế, chế tài của pháp luật được xây dựng cũng chỉ giúp tiết chế và răn đe những người có ý định, đang thực hiện những hành vi môi giới sai trái mà thôi.

Môi giới đang được quản lý ra sao?

Có thể thấy hiện trạng ở nước ta, nghề môi giới đang được quản lý chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả. Có khá nhiều lỗ hổng để những kẻ trục lợi từ ngành nghề này luôn lách, thoát khỏi cơ chế quản lý của nhà nước. Ở nhiều quốc gia phát triển, có sự tiếp cận với loại hình ngành nghề này từ những buổi sơ khai, việc quản lý diễn ra khá kín kẽ. Ví dụ như tại Úc, tất cả những ai hoạt động môi giới đều phải có chứng chỉ luật sư, ngành nghề liên quan đến lĩnh vực họ môi giới, có kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề. Việc này đảm bảo quyền lợi cho khách hàng bên mua và bên bán, đồng thời đảm bảo tính bền vững cho thị trường. Thậm chí, với loại hình mua bán nhà cửa, đất đai, nếu người mua không thông qua môi giới bất động sản còn có thể bị phạt khi phát hiện hoặc phải chịu thiệt khi bị lừa đảo. Bởi môi giới bất động sản tại nước ngoài được coi là một ngành nghề đảm bảo an toàn cho cả người mua, người bán, được pháp luật bảo hộ.

Theo quy định và chế tài của Quy phạm pháp luật Việt Nam cho ngành môi giới nói chung thì người hành nghề môi giới bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Đặc biệt, trong dự thảo mới đây có định hướng quy định người hành nghề môi giới bắt buộc phải có bằng đại học thay vì trung cấp như hiện nay.

Tuy nhiên, với từng lĩnh vực cụ thể, Quy phạm pháp luật nước ta lại có những quy định, chế tài chi tiết cho từng ngành. Tại Việt Nam, môi giới bất động sản là hoạt động phát triển mạnh nhất và đang mất kiểm soát, chính vì thế mà với ngành nghề này, nhà nước ta đang nỗ lực xây dựng một khung luật pháp với những quy định và chế tài chặt chẽ để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh này. Ví dụ, trong Luật pháp Việt Nam, tại nghị định 153/2007/NĐ-CP ban hành ngày 15.10.2007 có quy định về việc được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới như sau: “Người được cấp chứng chỉ không phải cán bộ công chức nhà nước; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chấp hành án phạt tù; có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản; có hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản theo quy định”. Ngoài việc quy định điều kiện hành nghề môi giới bất động sản, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 23/NĐ-CP ngày 27.2.2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản… Theo đó, các chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm nguyên tắc hoạt động môi giới được quy định cụ thể như sau:

- Tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi môi giới độc lập nhưng không có chứng chỉ hành nghề theo quy định, vi phạm nguyên tắc về hoạt động môi giới.

- Tại điểm a khoản 2 điều 34 của nghị định nêu: Phạt tiền từ 60 triệu đến 70 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh bất động sản có hành vi vi phạm nguyên tắc về môi giới bất động sản.

- Khoản 4 điều 34 nêu: ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1,3 điều 34 của nghị định thì cá nhân có hành vi vi phạm còn bị tước chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản từ 1 đến 3 năm hoặc không có thời hạn.

Với quy định, chế tài nêu trên đã tạo hành lang pháp lý cho nghề môi giới bất động sản nước ta phát triển một cách chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, so với những khoản lợi mà bên môi giới cố tình “vượt rào” thu được thì với mức xử phạt như trên là quá nhẹ, tính răn đe chưa đủ mạnh.

Điều này tồn tại trong nhiều lĩnh vực. chính vì thế, nên hoạt động môi giới bất hợp pháp vẫn tồn tại và diễn ra mạnh. Ranh giới giữa các hoạt động trái phép, hoạt động môi giới hợp pháp rất mong manh. Do nguồn lợi lớn nên môi giới bất hợp pháp không những không có xu hướng suy giảm mà lại ngày càng gia tăng. Chúng tồn tại ngay trên khe hở của luật pháp, công tác kiểm tra, quản lý cá nhân, tổ chức hành nghề môi giới thiếu sát xao. Một khía cạnh khác, chính sự tiêu cực, tham ô trong bộ máy quản lý các cấp đã tạo nên nhiều hoạt động hối lộ, câu kết khiến các tổ chức, cá nhân môi giới bất hợp pháp ngang nhiên tồn tại và lộng hành.

Related articles

kris-atomic-73937-unsplash (1)

Cho dù những lợi ích thu được trong việc sản xuất của vẻ đẹp ứng dụng dựa lớn

Tận dụng lợi thế của các ứng dụng có không

Read this article

shutterstock_397615111

Hãy thử để kiểm tra công tác chuẩn bị và chi phí cần thiết để tạo ra một ứng dụng công ty!

Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông "2017 phiên bản

Read this article

censorship-610101_1280

biện pháp an ninh toàn diện? Hãy cẩn thận trong việc phát triển ứng dụng

phát triển ứng dụng Handy đó là các ứng dụng và

Read this article

no image

LẨU VÀ SỰ HÒA QUYỆN TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT

Cơn gió đầu mùa khéo léo vén tấm rèm khung cửa sổ

Read this article

Nguồn: 2ch.net

Thông tin nhạy cảm trên Internet

Trên trang diễn đàn lớn nhất của Nhật Bản 2channer

Read this article

shutterstock_665740429

Tận dụng lợi thế của ứng dụng Nếu bạn quảng cáo tạo ra! Chúng tôi giới thiệu một sáng tạo quảng cáo hiệu quả

Khi bạn tạo quảng cáo, phải được xem xét đầu t

Read this article

02_01

quy mô thị trường một cách chi tiết mô tả về o2o!

O2o kinh doanh đã được sinh ra tại Hoa Kỳ. Mặt k

Read this article

glenn-carstens-peters-190592

Lần đầu tiên trong chiến lược o2o nếu đưa lên?

Trong thời hiện đại, mà đã trở thành một xã hội

Read this article

shutterstock_381768193

Đó là phải phát triển ứng dụng thành công trong thị phần doanh thu của công ty hợp?

Phương pháp tie-up của phát triển ứng dụng, có

Read this article

david-kennedy-374966-unsplash

Trường hợp sử dụng vị trí quảng cáo ứng dụng thông tin về loại o2o

Chức vụ ứng dụng thông tin như GPS và Wi-Fi, đ

Read this article

PAGE TOP ↑