VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI S.M.A.C
Publish:
:
Last modified:01/08/2016
Tiếng Việt / Vietnamese
Xu hướng công nghệ từ nền tảng S.M.A.C đang làm thay đổi tích cực nền CNTT thế giới và Việt Nam. Từ việc chỉ chú trọng đến năng lực tính toán nhanh của máy tính để nâng cao tốc độ và hiệu suất công việc, thì S.M.A.C ra đời kết hợp 4 yếu tố: xã hội (social) – di động (mobility) – phân tích dữ liệu lớn (analytics) và điện toán đám mây (cloud) tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh, lấy con người làm trọng tâm đã định hình phát triển xu hướng thông minh mới.
Vậy, 4 lĩnh vực của xu hướng công nghệ S.M.A.C hiện đã, đang và sẽ phát triển tại Việt Nam như thế nào?
Mạng xã hội – kết nối toàn cầu
Tại Việt Nam, khái niệm mạng xã hội đã không còn xa lạ, thậm chí đã quá đỗi quen thuộc. Kể từ thời điểm Yahoo 360 không còn hoạt động, giới trẻ đã hào hứng và say mê một loại hình tương tác khác – mạng xã hội. Và kể từ thời điểm đó đến nay, Facebook vẫn là cái tên nổi trội nhất với gần 25 triệu người dùng trong tổng số 36 triệu người dùng internet (theo số liệu nghiên cứu của Epinion – tháng 4 năm 2014). Ngoài ra cũng phải kể đến sự lớn mạnh của Youtube (mạng chia sẻ video) hay ZingMe, mạng xã hội “made in Việt Nam” mang đến cho người dùng cảm giác thân thiện và rất nhiều công cụ giải trí.
Kết nối con người lại gần nhau hơn (ảnh:internet)
Mạng xã hội phát triển mạnh đem theo nhiều lợi ít như kết nối bạn bè, người thân, chia sẻ kinh nghiệm, thu thập thông tin, thậm chí cả tiếp thị – kinh doanh. Tuy nhiên, đi kèm với nó là những mặt tiêu cực không ai mong muốn như lừa đảo, tuyên truyền văn hóa phẩm không lành mạnh. Thậm chí, mạng xã hội còn mang lại nhiều nổi lo hơn cho các bậc phụ huynh khi họ cho rằng nó làm con em họ dễ dàng nhiễm những thói hư tật xấu, hay chỉ chăm chú vào thế giới ảo mà quên đi cuộc sống ngoài đời thực.
Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của dịch vụ truyền thông, mạng xã hội sẽ còn phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam bất chấp những vấn đề mà nó đang phải đối mặt. Khi mà nhu cầu giao tiếp của con người càng ngày càng tăng thì mạng xã hội càng phát huy mạnh mẽ những lợi thế mà nó đem lại.
Ứng dụng di động – mảnh đất tiềm năng
Số lượng Smartphone đang tăng chóng mặt tại Việt Nam đã tạo nên một thị trường béo bở cho cho ngành lập trình ứng dụng. Tuy nhiên, “mảnh đất” này lại không được quan tâm đúng mức khi mà số ứng dụng do chính người Việt thiết kế và phát triển còn khá hạn chế. Chỉ sau thành công đầy bất ngờ của Flappy Bird, một ứng dùng trò chơi gắn mác nội địa mang về hàng chụp ngàn đô la mỹ mỗi ngày nhờ doanh thu quảng cáo thì việc phát triển một ngành công nghiệp ứng dụng di động (mobile apps industry) mới được quan tâm nhiều hơn.
Nguyễn Hà Đông với sản phẩm đình đám Flappy Bird (ảnh: internet)
VNG, công ty công nghệ đi đầu trong việc phát triển phần mềm ứng dụng cũng đã cho ra đời những sản phẩm đình đám được cả trong và ngoài nước đón nhận mà điển hình là Zalo – ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động.
Đến cuối tháng 7 năm 2014, Zalo đã đạt mốc 15 triệu người dùng (ảnh: internet)
Riêng về ứng dụng game – lĩnh vực sôi động nhất thì ngoài VNG, Việt Nam cũng có rất nhiều công ty tham gia phát triển như Naisorp, Bluesea, TeaMobi… với rất nhiều ứng dụng đã có mặt trên các apps store trong và ngoài nước.
Tiềm năng về thiết kế và phát triển ứng dụng di động tại Việt Nam hiện tại chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Những thành công của Zalo hay Flappy Bird chỉ là điểm khởi đầu cho một sự bùng nổ về công nghệ mà ở đó, người Việt Nam sẽ hoàn toàn làm chủ được sân chơi của mình.
Phân tích dữ liệu lớn – Analytics (Big Data) thay đổi thế giới
Sự phát triển của ứng dụng khoa học công nghệ kéo theo khối lượng dữ liệu tăng trưởng với tốc độ chưa từng có. Dữ liệu lớn đang càng ngày càng gia tăng và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như việc đưa ra các quyết định kinh doanh của các tổ chức.
Phân tích dữ liệu lớn đang càng ngày càng trở nên quan trọng (ảnh: internet)
Việt Nam đang càng ngày càng gia tăng tốc độ phát triển và hội nhập với các xu hướng công nghệ mới. Với hơn 36 triệu người dùng internet làm cho Việt Nam đứng trước một cơ hội vô cùng lớn về khai thác dữ liệu lớn. Đặc biệt, giai đoạn 2014-2016, xu hướng Mobile và lượng người dùng internet 3G sẽ tiếp tục tăng mạnh. Các dịch vụ kết nối OTT và truyền thông xã hội đóng góp hơn 80% phương thức giao tiếp online, video online và nội dung số mobile. Điều này góp phần đẩy mạnh xu hướng truyền thông đa phương tiện, đa màn hình (PC, smartphone, tablet, smart TV) sẽ bùng nổ với độ phủ sóng cao. Việt Nam sẽ là một kho dữ liệu vô cùng lớn cho việc ứng dụng Big Data. Vì thế, trong tương lai gần, Việt Nam có tiềm năng trở thành nhà cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, từ phát triển phần mềm phức tạp cho đến phân tích dữ liệu, thậm chí R&D (nghiên cứu phát triển) nguyên bản.
Điện toán đám mây – xu hướng thời đại
Điện toán đám mây (Cloud computing) có thể hiểu một cách đơn giản là: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ được lưu trữ và hoạt động trên các máy chủ ảo (cloud) trên internet thay vì trong máy tính của gia đình hoặc công ty, từ đó doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi cơ sở hạ tầng đã có người khác lo cho họ. Bạn có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào đã được lưu trữ từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống internet.
Cloud computing (ảnh: internet)
Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu nhân lực CNTT, chi phí đầu tư hạn chế… Vì những lợi ích mà điện toán đám mây mang lại, các doanh nghiệp trong nước đang đầu tư lớn cho việc cung cấp các dịch vụ trên nền tảng này mà đi đầu là IBM, FPT,…
Điện toán đám mây là xu thế chung của thời đại, việc đưa ra ứng dụng, phát triển rộng rãi là điều tất yếu, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để sử dụng những tiện ích này, quan trọng là bản lĩnh của doanh nghiệp có thể kế thừa được thành quả của nền công nghệ thế giới hay không mà thôi.
S.M.A.C – nền tảng mới của CNTT Việt Nam
Nền tảng S.M.A.C vẫn còn trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ triển khai trên một hoặc vài yếu tố. Còn việc kết hợp cả 4 yếu tố vẫn còn là một điều gì đó khá mới mẻ. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là trong tương lai không xa, S.M.A.C sẽ không còn là một vấn đề chỉ nằm trên giấy nữa. Nó sẽ là cơ hội, là lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp biết tận dụng nó một cách tối ưu nhất.
Related articles
-
Và ghi chú khi phát triển một ứng dụng
App phát triển, nhưng đã trở nên dễ dàng ngay
-
An ninh trong việc phát triển ứng dụng đặt hàng qua thư
ứng dụng Cửa hàng, sự an toàn của chất lượng h
-
Những tính năng khiến Zalo thực sự nổi bật
GIỚI THIỆU Zalo hiện đang là ứng dụng nhắn tin kiể
-
Điểm nên được khẳng định tại buổi điều trần của việc sản xuất ứng dụng
Ngoài ra để thực hiện việc sản xuất ứng dụng t
-
Đối với lãi suất và chi phí-hiệu quả của chi phí của các ứng dụng doanh nghiệp
Mối lo ngại về để sản xuất các ứng dụng doanh
-
Ngăn chặn người dùng dòng chảy của các ứng dụng! Ưu điểm của thông báo phân khúc push giới thiệu
Ngoài ra còn có thể cung cấp các chức năng của
-
IOT tiêu dùng ứng dụng thiết bị điện tử để kết nối với các thiết bị thông minh để cuộc sống thoải mái!
Bằng thiết bị gia dụng như điều hòa không khí
-
Chromebook và xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam
Chromebook là tên gọi chính thức của dòng Laptop s
-
Cho dù các ứng dụng thực sự cần thiết? Để biết thêm thông tin giải thích những ưu điểm và nhược điểm!
App giới thiệu không phải là hiếm bây giờ, nó
-
Ý tưởng lớn và sự cười nhạo
Theo như Bộ Nội Vụ và Truyền Thông Nhật Bản, số t
- PREV
- Trào Lưu Anime - Manga ở Việt Nam
- NEXT
- ベトナムのテト