SỰ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Publish: : Last modified:01/08/2016 Tiếng Việt / Vietnamese

Năm 2014 đã trải qua với nhiều biến động trong nội bộ ngành Viễn Thông của Việt Nam. Sự thay đổi nhân sự lẫn cơ cấu của hai tập toàn VNPT và Viettel làm sự cạnh tranh vốn đã rất khốc liệt nay còn khốc liệt hơn nữa. Theo nhiều chuyên gia, năm 2015, ngành Viễn Thông sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều sự bức phá cũng như xu hướng mới, bắt buộc cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi với nhu cầu thực tế.

Viễn thông năm 2014: Nhiều dấu ấn nổi bật

Để thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 của Chỉnh phủ(*), Bộ Thông tin và Truyền thông đã vào cuộc quyết liệt như trình Chính phủ hàng loạt các nghị định, Quyết định của Thủ tướng, ban hành nhiều thông tư liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, cũng như triển khai nhiều dự án liên quan, tạo điều kiện cho phát triển hạ tầng và dịch vụ Viễn thông; Phê duyệt một loạt đề án quan trọng khác như Chuyển mạng giữ số; Triển khai hệ thống bảo đảm an toàn an ninh cho hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; Triển khai các đề án về thu thập dữ liệu của các doanh nghiệp viễn thông bảo đảm kiểm soát tất cả các thuê bao di động…

Bên cạnh đó, năm 2014 cũng là năm doanh nghiệp Viễn thông để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Mặc dù nền kinh tế vẫn trong quá trình phục hồi, cùng với sự cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng từ OTT… nhưng những doanh nghiệp Viễn thông lớn như Viettel, VNPT, MobiFone vẫn đạt doanh thu cao, giữ vững thị trường nội địa, vươn ra quốc tế.

Viettel –  mục tiêu là trở thành doanh nghiệp toàn cầu

Kết thúc năm 2014, Tập đoàn Viễn Thông Quận đội Viettel đạt doanh thu 196.650 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2013, lợi nhuận trước thuế đạt 40.532 tỉ đồng và đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 15.434 tỷ đồng.

Về mạng lưới viễn thông, mạng 3G được đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng với hơn 29.032 trạm BTS 3G (2G có 34.603 trạm). Mạng cố định băng siêu rộng đã được triển khai trên toàn quốc. Hạ tầng viễn thông đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông, truyền hình và công nghệ thông tin đến khách hàng.

Cũng trong năm 2014, Viettel cũng đã khai trương dịch vụ ở hai quốc gia Peru và Cameroon, nâng tổng số quốc gia mà Viettel đầu tư lên con số 9.

Với những thành công đó, Viettel đã cho biết quyết tâm đạt được doanh thu 230.000 tỷ đồng trong năm 2015, và mục tiêu trong thời gian tới là trở thành doanh nghiệp toàn cầu. Vì vậy, ngoài việc phải giữ vững vị thế trong nước, Viettel cần cố gắng bức phá trong việc kinh doanh ở nước ngoài.

Viettel vẫn dẫn đầu về doanh thu, lợi nhuận (ảnh: internet)

Tính đến thời điểm cuối năm 2014,  toàn mạng Viettel đạt 57,4 triệu thuê bao (đi động chiếm 55,5 triệu thuê bao). Thị trường nước ngoài toàn mạng Viettel đạt 17,5 triệu thuê bao di động; cố định đạt 815 nghìn thuê bao.

VNPT, MobiFone – thay đổi để phát triển

Năm 2014 là năm đầy biến động của VNPT khi tập đoàn này quyết định tách Mobilefone ra khỏi bộ máy để tiến hành tái cấu trúc. Mục tiêu đặt ra cho ban lãnh đạo là phải đưa VNPT trở lại vị trí số 1 sau khi bị “rơi” vào giai đoạn thoái trào.

VNPT cũng có những bước tiến quan trọng (ảnh: internet)

Tổng doanh thu của VNPT trong năm 2014 dự kiến đạt 101.055 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 5.850 dự kiến là 5.850 tỷ đồng. Tổng số thuê bao trên toàn mạng VNPT là 30,5 triệu (thuê bao di động chiếm 26 triệu ). Ngoài ra, tổng số thuê bao internet băng rộng cũng đạt trên 3 triệu thuê bao; tổng số thuê bao IPTV khoảng 1 triệu thuê bao.

Mobifone, được tách khỏi VNPT, cũng đã đạt được những thành công nhất định. Doanh thu ước đạt 36.605 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 7.300 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước ước thực hiện 3.926 tỷ đồng.

Tổng thuê bao hoạt động trên mạng MobiFone đến nay đạt 40,2 triệu thuê bao, trong đó năm 2014 tăng 1 triệu thuê bao.

MobiFone cũng đã phát triển thêm 4.566 trạm BTS 2G+3G, nâng tổng số trạm BTS 2G+3G lên 33.939 trạm (2G: 19.647 trạm, 3G: 14.292 trạm).

Mục tiêu với lãnh đạo MobiFone trước mắt vẫn là phát huy thế mạnh vốn có và thực hiện thành công cổ phần hóa.

Những xu hướng nổi bật của ngành Viễn thông trong năm 2015

Với việc tái cơ cấu doanh nghiệp và thị trường, sự cạnh tranh sẽ tăng lên. Việc tách MobiFone thành doanh nghiệp độc lập, nâng thành tổng công ty sẽ tạo thêm độ cạnh tranh, giúp thị trường phát triển tốt hơn, mang lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, xu hướng hội tụ công nghệ dịch vụ viễn thông – phát thanh truyền hình – công nghệ thông tin cũng thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai kế hoạch kinh doanh, đề ra các giải pháp, dịch vụ để đảm bảo tính hội tụ và tích hợp dịch vụ trên một nền tảng.

Với sự phát triển của các thiết bị cá nhân, toàn bộ ứng dụng dịch vụ mà trước kia chỉ có thể triển khai đến các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, nay đã có thể cung cấp đến từng người dân và được sử dụng ở bất cứ nơi đâu. Do đó, các doanh nghiệp khi triển khai cũng cần tính toán đến giải pháp hướng đến số đông người dân, lấy khách hàng làm trung tâm để cung cấp dịch vụ.

Mặc dù thị trường Viễn thông có thể được xem là bão hòa với sự độc tôn của 3 nhà mạng lớn kể trên, nhưng nhu cầu phát triển của nó vẫn là rất lớn. Khi mà đời sống người dân càng được nâng cao, thì nhu cầu sử dụng chất lượng dịch vụ cũng sẽ tăng theo. Đó chính là tiềm năng, là hướng phát triển chính mà các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam cần hướng đến.

Và cùng còn nhiều thách thức

Ngoài cơ hội phát triển, ngành Viễn thông cũng có nhiều thách thức cần được giải quyết như chính sách còn thiếu, chưa đầy đủ; đào tạo nguồn nhân lực ngành còn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ kỹ sư với tay nghề cao; còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ của nước ngoài… Những cơ quan quản lý nhà nước, cách doanh nghiệp cũng cần rút kinh nghiệm về mặt cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích giới trẻ sáng tạo, xây dựng mô hình kinh doanh mới… góp phần vào sự phát triển chung của ngành Viễn thông nước nhà.

Related articles

parking

Tăng cường các bãi đỗ xe ở thành phố Hồ Chí Minh dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

Những tin tức trước đây chỉ ra việc giảm lượng xe

Read this article

no image

Top 10 ứng dụng iOS phổ biến tại Việt Nam

iOS là hệ điều hành trên các thiết bị di động của 

Read this article

shutterstock_406235353

Cũng khuyến cáo người mới bắt đầu quảng cáo ứng dụng? UAC trong những lợi thế và bất lợi

Nếu bạn suy nghĩ về quảng cáo ứng dụng, là một

Read this article

no image

Các dòng điện thoại cấp thấp ở Việt Nam

Cách đây vài năm, dòng điện thoại cấp thấp hầu như

Read this article

no image

LẨU VÀ SỰ HÒA QUYỆN TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT

Cơn gió đầu mùa khéo léo vén tấm rèm khung cửa sổ

Read this article

no image

Những tính năng khiến Zalo thực sự nổi bật

GIỚI THIỆU Zalo hiện đang là ứng dụng nhắn tin kiể

Read this article

icon-zingmp3

Zing MP3 – Ứng dụng nghe nhạc cho người dùng Smartphone Việt Nam

Giới thiệu Zing Mp3 là một ứng dụng nghe nhạc miễ

Read this article

image03

Bán hàng online

Bán hàng online là một xu thế mới đang dần trở nên

Read this article

05_01

Giới thiệu việc sử dụng Piece sản xuất ứng dụng quảng cáo

Piece Nếu dễ dàng có thể tạo ra các ứng dụng Tr

Read this article

shutterstock_698609293

Ứng dụng Ví dụ về các công ty có sử dụng các ứng dụng AR

Hoặc bạn sẽ có những gì loại hình ảnh khi biết

Read this article

PAGE TOP ↑