SỰ CẦN THIẾT CỦA SCM TRONG MÔI TRƯỜNG TIÊU DÙNG CỦA ĐÔNG NAM Á
Publish:
:
Tiếng Việt / Vietnamese, 未分類
Contents
- 1Trở lại với Đông Nam Á vào 20 năm trước
- 1.1OS- một loại hình của SCM
- 1.23 LOẠI SCM
- 2"KANBAN" SCM
- 2.1KHÔNG PHẢI TỐI ƯU HOÁ TỪNG BỘ PHẬN MÀ TỐI ƯU HOÁ TOÀN THỂ
- 2.2Hai mặt của một vấn đề
- 3SCM như là nền tảng bán hàng phù hợp với thị trường phát triển
- 3.1Sự phân phối lục địa đen
- 3.2Tự mình vươn lên
- 4SRM,CSR- một loại hình của SCM
- 4.1Hiện tại chúng ta đang khai thác sức lao động của ai?
- 4.2SRM ở Việt Nam
- 4.2.1Cà phê quá cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh
Trở lại với Đông Nam Á vào 20 năm trước
Ngành công nghiệp dịch vụ, bán lẻ, bán hàng trực tuyến (e-commerce) hay buôn bán qua đường bưu điện của Nhật Bản, chủ yếu tập trung ở các nước Đông Nam Á.
Cùng với sự kì vọng vào cộng đồng kinh tế của ASEAN (AEC),với tổng dân số 640 triệu người, là sự phát triển kinh tế và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, kéo theo đó là sự xuất hiện của một thị trường rộng lớn có nhiều nét văn hóa gần gũi với Nhật Bản.
Đương nhiên, đối với Nhật Bản thì Đông Nam Á không phải thị trường lần đầu tiên tiếp xúc. Trước đây thị trường chính chủ yếu là ở nước ngoài. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế 1990 ở Châu Á thì đã chuyển sự chú ý đầu tư vào Trung Quốc. Giờ đây sự chú ý đó đã trở lại (có thể vì do nó không bị ảnh hưởng nhiều từ chính trị và kinh tế của thế giới).
Khi quay lại các nước Đông Nam Á, thì đối với Nhật Bản cũng có một chút khó khăn. Ấn tượng về các nước Đông Nam Á đã lỗi thời. Hơn 20 năm qua, trong khoảng thời gian đó, Đông Nam Á đã thay đổi nhiều và Nhật Bản cũng vậy.
Nói một cách cụ thể hơn, tôi có ấn tượng nhiều về việc mở rộng các cơ sở sản xuất, cũng như phương pháp sản xuất nhưng về ngành dịch vụ thì vẫn chưa ổn. Tiệm thức ăn có tên Tokyo mở ra dành cho người Nhật đang sinh sống ở địa phương, cho dù có gây ấn tượng cho họ thì chúng ta vẫn không thể biết được những người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu lớn lên ở đây sẽ suy nghĩ ra sao, họ muộn mua sắm tại một cửa hàng như thế nào . (Có sự ngạc nhiên lớn, khi các doanh nghiệp Hàn Quốc đến đây một cách ồ ạt ).
Tôi nghĩ rằng, ở thời điếm này, cần phải đưa khai thác về SCM (quản lý dây chuyền cung ứng).
OS- một loại hình của SCM
Nhìn vào sự thay đổi hướng về thị trường Đông Nam Á, sự thịnh hành đó cũng khó giải thích. Nước nào có sản phẩm phong phú, nước nào có lượng người tiêu dùng cao chỉ cần nhìn sơ qua đã biết. Tuy nhiên, tại sao lại có sự thịnh hành đến vậy thì dẫu có tìm hiểu cũng không thể nắm bắt được.
Đúng là bây giờ, tôi tin rằng ít có doanh nghiệp Nhật Bản nào có niềm tin lạc quan rằng hễ có nhãn hàng nhập khẩu “MADE IN JAPAN” thì những người tiêu dùng sở tại sẽ vui vẻ mà mua vì chất lượng của hàng hoá. Tuy nhiên,tôi nghĩ rằng độ cao cấp hay độ chi tiết của cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ trong tổng thể vẫn có thể tự tin, dù ít hay nhiều cũng nên thử một lần.
Khi thực hiện những đánh giá cao độ về sản phẩm như vậy thì không thể thiếu khái niệm SCM. Không chỉ là đánh giá về sản phẩm mà còn phải duy trì chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm công việc giao nhận hàng hoá, lập danh mục hàng hoá cũng như dịch vụ hậu mãi ( bao gồm ngành sản xuất và dịch vụ)
Khi các chế phẩm của doanh nghiệp được áp dụng cao độ SCM thì đó là OS. Cấp độ đó có ở Đông Nam Á hay không? Tôi cũng không biết nữa.
3 LOẠI SCM
SCM là một loại thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành công nghệ thông tin và được dùng phổ biến. Tuy nhiên, nội dung cụ thể nói về điều gì thì tuỳ theo người nói/viết mà chia làm 3 loại.
1. Một bộ phận của ERP
Nhìn từ phương diện kinh tế thì thuật ngữ này chỉ sự tối ưu hoá lượng hàng tồn kho. Một ví dụ điển hình là mô hình “Just-In-Time” của Toyota
2. Logistics
Đó là các công việc quản lí mã vạch (bar code), các điểm phân phối (POS) và phương tiện chuyên chở, nói một cách cụ thể đó là cách vận chuyển hàng hoá.
3. SRM( Supplier Relationship Management)
Đó là cách duy trì chất lượng sản phẩm bằng cách mua lại hay thầu lại các nhà cung cấp. Thêm vào đó, nó cũng bao hàm quan điểm CSR giống như việc Nike bị lên án vì sử dụng lao động trẻ em.
Tuy không hẳn là không có quan hệ tương hỗ với nhau và vẫn có những phần quan trọng nhưng liệt kê như thế thì có vẻ hơi rộng. Những khái niệm được bao hàm như ERP, CSR mà chỉ dùng một thuật ngữ để đại diện thì tôi cảm thấy còn nhiều nghi vấn. (Có lẽ vì vậy mà có khái niệm OS).
Khi nói về SCM ở Đông Nam Á, vì SCM có nhiều cách định nghĩa, do đó, ở Đông Nam Á cũng có nhiều loại, không thể dùng một từ mà nói hết được. Ở trang sau, chúng ta sẽ lấy Việt Nam làm đối tượng để giải thích rõ ràng hơn về ba định nghĩa của SCM.
Related articles
-
-
ASANA – CÔNG CỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN TỐI ƯU
Asana-Công cụ quản lý dự án tối ưu Trong những nă
-
-
Những chuyến du lịch nước ngoài của người Việt
Du lịch là một nhu cầu giải trí hấp dẫn đối với nh
-
-
CÁC ỨNG DỤNG MỘT SMARTPHONE CẤP THẤP NÊN CÓ
Năm 2013 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong kỉ
-
-
các phần mềm ứng dụng gì của nó là gì? Chúng ta hãy nhìn vào kết hợp với những ví dụ cụ thể!
máy tính và điện thoại thông minh cá nhân của
-
-
Tận dụng lợi thế của ứng dụng Nếu bạn quảng cáo tạo ra! Chúng tôi giới thiệu một sáng tạo quảng cáo hiệu quả
Khi bạn tạo quảng cáo, phải được xem xét đầu t
-
-
Đối với ví dụ áp dụng và lợi ích của việc sử dụng ứng dụng
Trong những năm gần đây của sinh viên tốt nghi
-
-
Cần thiết để lock- khách hàng! Cửa hàng ứng dụng tạo ra lợi ích ba và câu chuyện thành công
Hiện nay, việc tạo ra các ứng dụng l
-
-
Lời khuyên cho việc giảm thời gian tiêu tốn để xem xét việc áp dụng
Nếu iOS Để xuất bản ứng dụng công việc của bạn
-
-
Ứng dụng Ví dụ về các công ty có sử dụng các ứng dụng AR
Hoặc bạn sẽ có những gì loại hình ảnh khi biết
-
-
Yahoo! Nhật Bản thử nghiệm giao hàng tận nơi
13/5/2014 Yahoo! Nhật Bản tiến bắt đầu thử nghiệm