CÁCH ĐẶT TÊN VÀ XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Publish: : Last modified:01/08/2016 Tiếng Việt / Vietnamese

Tên và cách đặt tên của người Việt

Theo các nhà nghiên cứu, tên của người Việt Nam bắt đầu có từ thế kỷ II trước công nguyên và là nước thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc, có hệ thống tên họ theo lối phụ hệ.

Tên gồm có 3 phần chính: Họ + Tên đệm + Tên chính. Do phải chịu hơn 1000 năm đô hộ nên họ cũng như cách đặt tên của người Việt cũng một phần nào đó chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Họ được đặt ở đầu, trước tên đệm và tên chính.  Họ là để phân biệt huyết thống, tên chính dùng để phân biệt người này với người khác (cũng là nét đặc trưng của từng người), còn tên đệm (có thể có hoặc không) thường dùng để phân biệt giới tính (“thị” dùng cho nữ, “văn” dùng cho nam.…). Điểm khác biệt cơ bản và độc đáo của tên người Việt Nam so với các nước phương Đông khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là luôn xưng hô bằng tên chính chứ không phải bằng họ.

Phân bố các dòng họ người Việt (nguồn: Wikipedia)

Về mặt phong tục, người Việt đã từ chế độ mẫu hệ bước sang chế độ phụ hệ. Cùng với việc làm lễ cưới hỏi theo lối Trung Quốc, Người Việt đã có họ và theo họ của cha. Hầu hết các họ mà người Việt Nam còn dùng đến ngày nay đều là những họ của người Trung Quốc, nhưng đọc trại theo tiếng Hán Việt.

Họ của người Việt chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố lịch sử. Như họ Nguyễn (đôi khi viết tắt Ng̃chữ Hán: 阮) là tên họ phổ biến nhất của người Việt, khoảng 38% dân số Việt Nam mang họ này. Khi triều đại của các nhà Lý, Trần, Mạc suy vong, con cháu các dòng họ này đều chuyển sang họ Nguyễn để tránh bị liên lụy. Hay như nhiều điều luật dưới các triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng rất nhiều đặc quyền dẫn đến tình trạng đổi sang họ này. Cùng rất nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan mà họ Nguyễn chiếm tỉ lệ cao như vậy.

Không giống như họ, tên không có tính kế thừa cũng như không có quy luật nào cho việc đặt tên. Tên con cháu thường do ông bà hoặc người có vai vế trong họ đặt cho. Tục lệ này thể hiện tính liên tục và tính truyền thống của văn hóa gia đình.

Cách đặt tên của người Việt cũng rất phong phú và đa dạng. Tên có thể đặt mang hàm ý sâu sắc như Nguyễn Trung Hiếu, Phạm Chính Nghĩa (thể hiện sự trung hiếu, chính nghĩa); hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là vần với tên cha, mẹ hoặc thậm chí chỉ là đặt theo tên một loài hoa (Thanh Tùng, Phạm Cúc, Huỳnh Mai…).

Tên người Việt tuy không bị gò bó nhưng cũng có một số điều cần hạn chế như tránh đặt trùng tên trong họ hàng (cả thế hệ trước lẫn thế hệ sau),  không đặt tên nam cho nữ và ngược lại để cho dễ phân biệt, hoặc không được đặt tên quá xấu, cũng như là dị đoan, cuồng tín và nông cạn, ví dụ như Vô Địch, Anh Hùng…

Trong thời kỳ đất nước khó khăn (chiến tranh và hậu chiến tranh), tên người Việt được đặt theo quan niệm “tên xấu thì dễ nuôi” nên bây giờ, ta có thể bắt gặp thế hệ tiền bối với những cái tên như Quang Tí, Văn Tèo…

Và khi xã hội ngày càng phát triển thì những cái tên của thế hệ hậu bối được chăm chút hơn. Những cái tên được đặt sao cho vừa có vần, vừa có ngụ ý hay, thậm chí ảnh hưởng đến sự nghiệp, tiền đồ sau này như Công Danh, Tấn Lộc… Tuy nhiên, xu thế hướng ngoại cũng như chủ nghĩa thần tượng hóa cũng len lỏi vào cách đặt tên của người Việt, một phần nào đó làm ảnh hưởng không hay đến truyền thống của dân tộc. Nhiều trường hợp vẫn lấy họ Việt nhưng tên lại là tên nước ngoài, theo một cầu thủ bóng đá được yêu thích hay thậm chí là một vị vĩ nhân nào đó mà các bậc cha mẹ yêu thích.

Họ người Việt nhưng tên được đặt theo tên vị lãnh tụ của … Cuba (ảnh: internet)

Ngày nay, cách đặt tên cũng còn là một vấn đề tranh luận thú vị nhưng hãy để nó phát triển theo chiều hướng tích cực, có lợi cho truyền thống văn hóa dân tộc, chứ không phải biến tướng một cách tiêu cực rồi để lại tiếng xấu muôn đời sau.

Giao tiếp và văn hóa xưng hô trong ngôn ngữ Việt

Người xưa có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú mà trước hết là sự phong phú trong hệ thống xưng hô với hơn 60 từ xưng hô. Đối với người nước ngoài, họ thường cảm thấy bối rối trước cách xưng hô của người Việt bởi cách xưng hô không chỉ là vấn đề thuộc về ngôn ngữ mà nó còn biểu lộ đặc trưng tâm lý, nếp suy tư và văn hóa của dân tốc Việt.

Người Việt, dựa vào truyền thống văn hóa lâu đời, lấy lễ giáo làm đầu, vì thế cách xưng hô cũng theo nguyên tắc “xưng khiêm hô tôn” (tự xưng thì khiêm nhường còn gọi đối tượng thì tôn kính). Nếu trong tiếng Anh để tự xưng mình thì người ta dùng “I”, người Trung dùng “wồ” thì trong tiếng Việt có rất nhiều cách thể hiện mình: người ngang hàng thì xưng là tôi, tớ, mình…, với người trên thì xưng là em, con, cháu…, với người dưới thì xưng anh/chị, cô/chú, bác…

Do trải qua một thời gian dài dưới chế độ phong kiến nên tính tôn ty, thứ bậc rất được xem trọng mà vì thế các từ xưng hô cũng được dùng theo đẳng cấp của xã hội. Tiếng Việt thường có cách xưng hô nghề nghiệp, chức vụ + tên người được gọi hay từ xưng hô + chức vụ như thầy Lâm, bác sĩ Cường, anh chủ (nhà)… Trong gia đình thì chỉ được gọi theo vai vế + thứ tự như anh hai , chị ba, em út, ông, bà, cha, mẹ… không được gọi tên riêng với người có vai vế cao hơn mình vì như thế là một sự xúc phạm, là vi phạm tục kiêng tên riêng của người Việt.

Nếu trong câu giao tiếp với người vai trên mà lược bỏ từ xưng hô thì bị đánh giá là không lễ phép, là ăn nói trống không, không trước không sau.

Không giống như người Nhật, người Việt gọi nhau bằng tên chứ không phải bằng họ. Việc gọi nhau bằng tên riêng chỉ kiêng kị với người lớn tuổi, có địa vị, cùng một số trường hợp đặc biệt. còn lại rất thông dụng vì xưng gọi dễ dàng và thể hiện độ thân mật cao. Người trên có thể gọi người dưới chỉ bằng tên riêng, còn người dưới muốn gọi người trên thì phải kèm với từ chỉ quan hệ ví dụ như chị Ngọc, bác Phúc. Còn với những người ngang vai vế, có thể gọi thẳng tên riêng hoặc thêm từ xưng hô trước tên như bạn Hồng, bạn Lan…

Do có truyền thống lấy tình nghĩa làm đầu, người Việt cũng rất phóng khoáng trong cách gọi thân mật. Người ta mới gặp lần đầu, không quan hệ họ hàng nhưng cũng được gọi là anh, chị, chú, bác… tùy theo giới tính và độ tuổi. Điều này dễ gây hiểu lầm cũng như khó chịu cho một số người nước ngoài chưa hiểu được văn hóa Việt. Họ cho đó là suồng sã, thậm chí là lỗ mãng. Chuyện xưng hô trong tiếng Việt, khó là vì thế!

Bảng tóm tắt cách xưng hô thông dụng của người Việt

Quan hệ Tự xưng Gọi Chú ý

Cấp trên/

Người lớn tuổi hơ

Em, con, cháu,.. Từ xưng hô(*) + chức vị;hoặc chức vị + tên người được gọi. Không gọi thẳng tên đối tượng vì như thế là vô phép.

Đồng nghiệp/

Bạn bè/ Người bằng tuổi

Tôi, tớ, mình, hoặc tự xưng tên. Từ xưng hô, tên hoặc từ xưng hô + tên. Không sử dụng các từ xưng hô thô như xưng tao gọi mày (trừ khi được đối tượng cho phép).

Cấp dưới/

Người nhỏ tuổi hơn

Anh/chị, chú/cô, bác, tôi… Từ xưng hô + tên hoặc tên. Không sử dụng các từ xưng hô thô như xưng tao gọi mày (trừ khi được đối tượng cho phép).

(*) từ xưng hô thể hiện vai vế (đẳng cấp, tuổi tác) của người gọi với người được xưng hô, ví dụ như Bác Lâm thì Bác là từ xưng hô, Lâm là tên người được xưng hô.

Cách xưng hô rất quan trọng trong văn hóa của người Việt, vì nó biểu thị trình độ văn hóa cũng như nhân cách của người xưng hô. Việc sử dụng từ xưng hô thích hợp sẽ tạo nên sự thân mật với người tham gia đối thoại qua đó đạt được mục đích giao tiếp mong muốn.

Related articles

crowd-296520_640

Khái quát về crowdsourcing ở Việt Nam

Tôi sẽ bắt đầu giới thiệu dịch vụ Crowdsource ở Vi

Read this article

04_03

Giới thiệu các biện pháp để thúc đẩy việc tải ứng dụng

Các biện pháp cho các ứng dụng quảng bá tải Để

Read this article

no image

lịch làm việc thô bạn muốn biết trước khi phát triển ứng dụng

Đây là lần đầu tiên thực hiện phát triển ứng d

Read this article

william-iven-19843

Cái quái gì o2o? Câu chuyện thành công và tính năng của nó

Trong những năm gần đây, nó là những gì thu hú

Read this article

20140819-dep-da-giu-dang-nho-an-nam-va-tap-yoga-3

NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NẤM – NÉT VĂN HÓA MANG HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG

- Em đổi cho chị mấy món trong thực đơn, nhưng phả

Read this article

65161256-small_199853

Nghề môi giới ở Việt Nam

Môi giới – một ngành nghề nhiều “thị phi”, nó thườ

Read this article

shutterstock_508997860

tấn công một cách hiệu quả cho người tiêu dùng! Phương pháp sử dụng đèn hiệu (Beacon)

  Tiếp thị sử dụng các đèn hiệu là c

Read this article

shutterstock_526297141

Việc áp dụng khuyến cáo trong nuôi nấng con cái? Ứng dụng này cũng giúp cha mẹ không chỉ

Cho đến khoảng ba tuổi từ khi sinh ra, mẹ và b

Read this article

watch-hand-2

Đồng hồ thông minh Apple Watch sắp đổ bộ vào Việt Nam

Apple Watch - khác xa với mong đợi Hôm 9/9 vừa rồi

Read this article

Tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm

Ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết tình trạng kẹt xe tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Vì thành phố Hồ Chí Minh có quá ít bãi đậu xe, the

Read this article

PAGE TOP ↑