Xu hướng Black Friday ở Việt Nam
Publish:
:
Last modified:01/08/2016
Tiếng Việt / Vietnamese
Bắt nguồn từ Mỹ và dần lan sang các quốc gia Châu Âu, “Black Friday” đã trở thành một ngày hội thật sự đối với những tín đồ Shopping. Ở Việt Nam, xu hướng này đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của dư luận, nhất là giới trẻ.
NGUỒN GỐC CỦA “BLACK FRIDAY”
Có khá nhiều sự lí giải khác nhau xung quanh nguồn gốc ra đời của ngày “Black Friday”, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là câu chuyện được lưu truyền ở Philadelphia, Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Cái tên “Black Friday” bắt nguồn từ những năm 1950 theo cách gọi của những người quản đốc nhà máy vì vào ngày thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có rất nhiều công nhân nghỉ ốm.
Một giả thuyết khác cho rằng: cụm từ “Black Friday” được sử dụng ngay từ những thập niên 1950 và 1960 để ám chỉ tình trạng giao thông hết sức tồi tệ trong thị trấn sau các trận đấu bóng được tổ chức theo thông lệ hằng năm trong Lễ Tạ ơn ngày cuối tuần. Thêm vào đó, trong khoảng thời gian này, những đám đông người dân xô đẩy tranh giành nhau đi mua sắm đã trở thành một nỗi ám ảnh đối với lực lượng cảnh sát ở Philadelphia, cũng như các tiểu thương bán lẻ. Thời đó, cụm từ “Black Friday” luôn gợi ra một khung cảnh hết sức hỗn loạn với những chuyến xe buýt chật ních, mọi người hùng hổ chen lấn nhau và những kẻ bất lương thì lợi dụng cơ hội trời cho để ăn cắp hoặc thậm chí là cướp bóc …
Một giả thuyết ít phổ biến hơn thì cho rằng: chữ “Black” (“Đen”) xuất phát từ nguyên tắc kí hiệu trong hồ sơ kế toán khi được lưu giữ bằng tay vào thời đó. Các khoản lỗ được viết bằng mực đỏ và các khoản lời được viết bằng mực đen. Khi các tiểu thương bán lẻ bắt đầu nhận ra sức hấp dẫn mạnh mẽ của những chương trình giảm giá, Black Friday ngay lập tức trở thành một dịp lí tưởng để thu hút đám đông khách hàng, thậm chí còn tốt hơn so với dịp Giáng sinh.
Như vậy, cách giải thích này phần nào cho thấy “Black Friday” thật sự là một dịp mua bán quan trọng trong năm, rất gần với những gì mà chúng ta ngày nay vẫn thường hình dung mỗi khi liên tưởng đến “Ngày thứ Sáu đen tối” – “Black Friday”.
“Black Friday” – “Ngày thứ Sáu đen tối” dần trở thành cơ hội “vàng” để mua sắm cho dịp Giáng sinh của người Mỹ vì các cửa hàng, trang web bán hàng trực tuyến đều chọn ngày này để tung ra những khuyến mãi khủng nhất trong năm. Sự phát triển rộng rãi của Internet đã khiến cho “Black Friday” nhanh chóng trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới. Sức nóng của nó đã sang rất nhiều các quốc gia khác như Cananda và một số quốc gia châu Âu. Mức độ phổ biến của “Black Friday” đối với các tín đồ mua sắm đã trở thành một tác nhân không hề nhỏ trong quá trình nghiên cứu thị trường của các nhãn hàng lớn như: Lyst (thương hiệu thời trang nổi tiếng của Anh), Conrad Electronic (Đức), CDON Group (Hệ thống bán lẻ trực tuyến của Thụy Điển), Ngay cả ở Pháp, nơi có những quy định khá chặt chẽ về chiết khấu, nhà truyền thông bán lẻ Groupe Fnac and trang bán hàng online La Redoute cũng triển khai rất nhiều chương trình giảm giá để thu hút khách hàng.
“BLACK FRIDAY” Ở VIỆT NAM
Sự du nhập của trào lưu “Black Friday” vào Việt Nam được thể hiện qua các chương trình khuyến mãi lớn của những thương hiệu kinh doanh online từ vài năm trước và rất được giới blogger quan tâm, săn lùng. Năm 2014, với mục tiêu kích cầu mua sắm, Bộ Công Thương đã quyết định tổ chức đồng bộ trên toàn quốc “Ngày mua sắm trực tuyến 2014″, được tổ chức vào thứ sáu đầu tiên của tháng 12 (ngày 5/12), cho phép người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội mua được hàng chục ngàn sản phẩm được giảm giá. Thực tế, dù có khoảng 120.000 doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên cả nước nhưng hình thức mua bán này vẫn chưa phát triển do phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, chủ yếu đến từ tâm lý khách hàng, chất lượng hàng hóa, mức độ uy tín của doanh nghiệp… Vì thế, sự kiện lớn này là dịp để kích cầu thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh hơn với sự tập trung của nhiều yếu tố quan trọng: khách hàng, nhà bán lẻ, dịch vụ giao hàng – vận chuyển, thanh toán điện tử cùng tham gia. Tính đến ngày 27/11/2014, sự kiện Ngày mua sắm trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã có sự tham gia của hơn 700 doanh nghiệp cùng 800 chương trình khuyến mãi đa dạng. Sau sự thành công này, ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 12 hàng năm trở thành ngày mua sắm trực tuyến chính thức ở Việt Nam, giống như các ngày mua sắm giảm giá hàng năm ở một số quốc gia trên thế giới như Black Friday, Cyber Monday ở Mỹ hay MY Cyber Sale ở Malaysia…
Ngày “Black Friday” ở Việt Nam đã trở thành một cơ hội “ngàn năm có một” để các tín đồ hàng hiệu trong nước có cơ hội tiếp cận với các nhãn hàng thời thượng trên thế giới, đặc biệt là Mỹ với mức giá phải chăng. Đồng thời, đây cũng là thời cơ khá hấp dẫn của những cửa hàng chuyên nhận order hàng từ nước ngoài.
Năm nay, nhiều cửa hàng trong các trung tâm thương mại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng giảm giá tới 80% trong ngày 28/11, khiến lượng khách tăng đột biến. Sự kiện sẽ có sự tham gia của hầu hết các tên tuổi lớn của TMĐT Việt Nam như VCCorp, Sendo, Tiki, Vật Giá,… cùng các đơn vị vận chuyển như Giaohangnhanh, Viettel Post, Netco, TNT-Viettrans và Vietjet Air …
Các thương hiệu lớn đã liên tiếp tung ra những chương trình giảm giá để thu hút khách hàng có thể kể đến như: Lazada, Nguyễn Kim, Tiki, Levi’s … Chọn ngày 12/12để tung ra chương trình giảm giá mang tính “cách mạng” cuối cùng và lớn nhất trong năm 2014 với hình thức Voucher cho các ngành hàng vô cùng phong phú như: Đồ gia dụng, Nhà cửa đời sống, Mẹ và Bé, Hàng Thể Thao, Phụ kiện ô tô & Xe máy … Tại trang Tiki.vn, tuần lễ mua sắm bắt đầu từ ngày 24/11 đến hết 30/11, mỗi ngày vào lúc 0h sẽ hé lộ 6 sản phẩm giảm giá từ 30-70% với những thương hiệu không còn xa lạ như Apple, Samsung, Nokia Lumia, Western Digital … cùng tuyệt chiêu mới khi tung ra hình thức mua theo Combo với mức giá cực ưu đãi. Trong tháng này, Levi’s cũng tích cực hưởng ứng với nhiều hình thức hấp dẫn như: mua 01 tặng 01, giảm giá 70% các mẫu mới tại các cửa hàng Levi’s tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoài, ra khách hàng đặc biệt được tích lũy thêm 5% vào thẻ Lingo.
“BLACK FRIDAY” – LỢI BẤT CẬP HẠI?
Trong khi tại Việt Nam, người tiêu dùng lẫn nhà cung cấp dịch vụ đều đang rất lạc quan với những cơ hội “vàng” để mua bán thì tại Mỹ, những ý kiến trái chiều về ngày hội “Black Friday” của những tín độ shopping đã bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí đối với một bộ phận người dân, ngày “Cyber Monday” đang trở nên đáng mong đợi hơn. Bên cạnh những mặt tích cực như: sức hấp dẫn nhắm vào các mặt hàng như máy tính và các thiết bị điện tử, các Combo, voucher, sự đa dạng của các ngành hàng, …; Black Friday cũng cho thấy nhiều điểm tiêu cực như: sự chen lấn, tranh giành có thễ dẫn đến những hậu quả khó lường, tình trạng ùn tắc giao thông và việc tiêu tiền vô tội vạ trước những chương trình giảm giá “hot” … Vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi “Black Friday” được tổ chức ở Việt Nam chính là chen lấn, trộm cắp … mà khâu tổ chức và quản lí an ninh vẫn chưa đủ tốt để đảm bảo.
Related articles
-
Là các bước ba phát triển mà nhận được nhiều nhất của hiệu ứng trong ứng dụng?
Ứng dụng này có một thủ tục phát triển, nó sẽ là
-
Những câu chuyện thành công đó nâng cao tính hiệu quả và khả năng sinh lời của thị ứng dụng
Công ty là lợi nhuận thông qua ứng dụng "tiếp
-
Trong o2o dịch vụ điểm
"dịch vụ điểm bây giờ là dịch vụ phổ b
-
Việc giải mã các ứng dụng doanh nghiệp từ những câu chuyện thành công
sử dụng rộng rãi của điện thoại thông minh là
-
Lấy thời gian của các thông báo đẩy! cách hiệu quả để cung cấp các thông báo cho người sử dụng
Đẩy ứng dụng thông báo, nó không có nghĩa là
-
Lý do cho việc thu hút khách hàng có thể được dự kiến trong ứng dụng! Đối với các ứng dụng tận dụng lợi thế của công ty
Với sự lây lan của điện thoại thông minh, các
-
Hiện trạng mua bán Iphone secondhand tại Việt Nam
Iphone secondhand rất được ưa chuộng Ngày nay, nhu
-
Điểm nên được khẳng định tại buổi điều trần của việc sản xuất ứng dụng
Ngoài ra để thực hiện việc sản xuất ứng dụng t
-
Người Việt Nam và những bộ phim Mỹ nói về cuộc chiến tranh ở Việt Nam
Những bộ phim về chiến tranh ở Việt Nam nổi tiếng
-
SỰ CẦN THIẾT CỦA SCM TRONG MÔI TRƯỜNG TIÊU DÙNG CỦA ĐÔNG NAM Á
Trở lại với Đông Nam Á vào 20 năm trước Ngành công