Ở Việt Nam Kinh Doanh Nhượng Quyền Có Thành Công Không
Publish:
:
Tiếng Việt / Vietnamese
Contents
- 1Ngày xưa cũng như hiện tại, Việt Nam là một thị trường cạnh tranh khốc liệt
- 1.1Tràn ngập những thương hiệu nước ngoài.
- 1.2Chinh sách giữ lại trong nước những lợi ích phát sinh từ tư bản
- 1.3Kinh doanh nhượng quyền ở Viet Nam
- 2Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại có đang hướng đến Việt Nam?
- 2.1Hướng tới người tiêu dùng
- 2.2Lưu thông và quản lí: còn nhiều vấn đề tồn tại
- 3Người nhận nhượng quyền đang ở đâu?
- 3.1Người nhận nhượng quyền đang ở đâu?
- 3.2Mô hình kinh doanh công ty liên doanh, liên kết
- 3.3Hoạt động của IT có thể giúp gì cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền?
Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại có đang hướng đến Việt Nam?
Vậy, văn hoá Việt Nam có phù hợp với nhượng quyền thương mại? Về vấn đề này, tôi sẽ chia làm 2 vấn đề:
- Loại hình này có thích hợp với người tiêu dùng địa phương hay không?
- Việc quản lí và lưu hành loại hình kinh doanh này có thích hợp hay không?
Hướng tới người tiêu dùng
Trung Nguyên Coffe là thương hiệu cà phê cao cấp của Việt Nam, một ly cà phê có giá khoảng 60,000 đồng, gấp 5 lần so với một ly cà phê đường phố. Nếu nói về một ly cà phê có giá cao gấp 5 lần ở một chuỗi quán giải khát ở Nhật Bản thì tương đương khoảng 2000 yên và thường chỉ có trong những khách sạn cao cấp. Những chuỗi quán cà phê như vậy không chỉ xuất hiện tại các khu trung tâm, những khu phố tập trung đông người nước ngoài mà trong thành phố cũng dễ dàng tìm thấy. Không chỉ dành riêng cho người nước ngoài hay những người giàu có, một người dân rất bình thường hoặc học sinh sinh viên đều có thể dùng cà phê ở đó.
Khi tôi hỏi những người bạn Việt Nam “tại sao lại đi đến những quán đắt tiền như thế?” thì tôi đã không truyền tải được ý đồ của câu hỏi. Và những câu trả lời thường là “ so với những quán cà phê cao cấp thì ở đây rẻ hơn” hoặc “ so với Starbuck thì hương vị cà phê ở đây ngon hơn”. Quả thực là ý nghĩa của những hành vi đã trở thành đương nhiên của con người, khi được hỏi đến thì khó mà trả lời được. Chẳng lẽ việc dùng cà phê ở một quán có giá cao gấp 5 lần bình thường là hành vi thường nhật hay sao?
Thử suy nghĩ thì ngay ở Nhật Bản, tại một quán bình dân, một ly cà phê có giá 300 yên, tuy nhiên, quá cà phê có giá 1500 yên thì cũng có, và cùng tồn tại trên cùng một phố. Dựa vào cảm hứng, người đi cùng mình hoặc dựa vào tình huống mà đi vào các loại quán khác nhau. Khi đi vào một quán cà phê 1500 yên, nếu có một vị khách nào cảm thấy kinh ngạc vì “ quán bên cạnh cùng bán một loại cà phê rang xay mà giá ở đây gấp 5 lần, quả là kì lạ! Lừa đảo!” thì vị khách đó mới là người kì cục. Người ta gọi đó là văn hoá.
Tại Việt Nam, việc chi trả cho một ly cà phê không chỉ nằm ở giá trị của ly cà phê đó, mà nó bao gồm cả vị trí, không gian, nơi mà ta đang ngồi thưởng thức ly cà phê. Điều quan trọng là ta đang sử dụng cà phê của thương hiệu nào. Điều này cũng đã dần quen với nếp sống của đại bộ phần người dân. Có thể nó là nét văn hoá của người đô thị, nó có từ khi nào thật sự không thể nào biết. Tôi nghĩ rằng chắc là giữa người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng có một mối quan hệ tương tác rất giống nhau về thói quen, văn hoá. Tuỳ thuộc vào văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp hoặc lợi thế kinh tế theo quy mô thì sẽ có những hướng kinh doanh đại trà.
Lưu thông và quản lí: còn nhiều vấn đề tồn tại
Điểm cốt yếu của kinh doanh nhượng quyền như một loại hình kinh doanh là phân tán và tập trung.
Ví dụ việc thu mua với số lượng lớn (chẳng hạn như thực phẩm) thì sẽ có lợi hơn, món hàng mua về sẽ có giá rẻ hơn, dẫn đến việc thu lại lợi ích sẽ cao hơn. Các loại hình dịch vụ cũng có thể tập trung được như giáo dục hoặc các khoá học. Đối với kinh doanh nhượng quyền, nguồn vốn và nhân lực là phân tán, đối ứng với giá cả và bối cảnh địa phương.
Trong khi thực hiện tập trung nguồn cung ứng, cần thiết có một hoạt động logistics có năng lực tương ứng nhưng thật đáng tiếc là ở đây, hoạt động này còn yếu kém. Tình trạng cụ thể, tôi đã đề cập về vấn đề SCM ở bài viết trước.
Cửa hàng McDonald đã được giới thiệu bài viết này ngoài những thực phẩm sống như cà chua và rau diếp chỉ cung cấp thực phẩm nước ngoài.
Một cửa hàng McDonald ởViêt Nam một ngày có 15000 người chen lấn mua hàng.
http://jbpress.ismedia.jp/articles/-/40147
Dù là không có thực phẩm tươi sống, mật độ của hệ thống phân phối bán lẻ đó chỉ có thể hi vọng triển khai ở các đô thị lớn. Khi viết bài viết về SCM, tôi đã có những nghiên cứu những người quản lí có liên quan đến hoạt động này, nhưng ngoài các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng thì không có nơi nào khác có hoạt động Logistics mang tính chất tạm thời. Những thị trường khác có thể tôi nắm bắt được có thể không, tuy nhiên, nếu những nơi đó cũng không có hoạt động như vậy, thì cách nói “thị trường đang phát triển” có lẽ hơi quá.
Cho dù như thế, McDonald vẫn đặt cược uy tín của mình vào thị trường Việt Nam và dự định thực hiện mô hình tập trung nguồn cung ứng. Theo bài viết của ông “ Kyohei Hosono”, hàng trăm nhân viên đã được đi tu nghiệp tại nước ngoài. Đây chẳng phải là hình thức tập trung dịch vụ giáo dục hay sao?
Nếu có thể làm được như vậy, thì dẫu có bị mắc kẹt trong nhiều lí thuyết khác nhau, vẫn có thể nói rằng vẫn còn chiến lược, nhưng như thế thì nhiều trường hợp là phi thực tế hay sao? Sự cân bằng giữa tập và phân tán, nếu xem xét lệch về phân tán một chút, tôi nghĩ rằng cần phải có cách tiếp cận tìm kiếm nơi nào có điểm cân bằng đó.
Việc tìm kiếm đó, một cách cụ thể là việc kinh doanh nhượng quyền với tâm thế của một nhà kinh tế. Không chỉ coi mình là người quản lí trong hình thái của một người làm công ăn lương mà còn phải là một người có tinh thần kinh doanh, một người làm chủ.
Tuy nhiên, những người như thế bây giờ đang ở đâu?
- Page 2 of 3
- « Previous
- 1
- 2
- 3
- Next »
- Page:
Related articles
-
Point và các ví dụ cần lưu ý tại thời điểm thực hiện kiểm tra AB trong ứng dụng
Là để được thực hiện vào thời điểm đó như "Mặc
-
ứng dụng sản xuất thành công? Thất bại? Trường hợp này là tốt hơn để xem xét thay đổi làm
Điện thoại thông minh là phổ biến hiện nay, ng
-
Cố gắng để thành công biết các xu hướng mới nhất của ứng dụng công ty
công ty đang gia tăng số lượng khách hàn
-
Bán hàng online
Bán hàng online là một xu thế mới đang dần trở nên
-
Các tính năng của ứng dụng thường được sử dụng? Để tạo một ứng dụng của sự lựa chọn cho nhiều người
Số có thể không ứng dụng sẽ tồn tại trên thế g
-
Xu hướng Black Friday ở Việt Nam
Bắt nguồn từ Mỹ và dần lan sang các quốc gia Châu
-
Ngăn chặn người dùng dòng chảy của các ứng dụng! Ưu điểm của thông báo phân khúc push giới thiệu
Ngoài ra còn có thể cung cấp các chức năng của
-
Gì đối với tôi yêu cầu định nghĩa về phát triển ứng dụng
Yêu cầu định nghĩa là gì quan trọng nhằm làm p
-
3 ứng dụng tiết kiệm pin cho iPhone
Các phiên bản của iPhone luôn chiếm trọn tình cảm
-
Người Việt Nam và những bộ phim Mỹ nói về cuộc chiến tranh ở Việt Nam
Những bộ phim về chiến tranh ở Việt Nam nổi tiếng