Vấn đề xử lý rác ở thành phố Hồ Chí Minh
Publish:
:
Tiếng Việt / Vietnamese
Contents
Vấn đề rác thải rất đáng báo động
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong những năm gần đây, rác thải đô thị đã trở thành một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề xử lý rác thải được đặt mối quan tâm lên hàng đầu do sự ô nhiễm đang diễn ra từng ngày đối với thành phố trẻ. Đây quả là một thử thách lớn đối với không chỉ người dân “thành phố mang tên Bác” nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Mỗi ngày, có khoảng 300 tấn chất thải nguy hại đến từ các hộ gia đình và các xưởng sản xuất công nghiệp trên toàn địa bàn thành phố được đưa đi xử lý. Đây là một con số không hề nhỏ cho thấy tình trạng ô nhiễm nặng của thành phố. Bên cạnh đó, những bãi rác thải khác cũng tự “mọc “ lên khiến việc thu gom xử lý cũng gặp nhiều khó khăn. Vậy đâu là nguyên nhân?
Thực trạng vấn đề xử lý rác hiện nay
Xã hội phát triển từng ngày là điều không thể phủ nhận nhưng có một nghịch lý rằng: con người sống trong xã hội đó dường như đang đi ngược lại với những gì văn minh, văn hóa nhất. Ở Việt Nam, mặc dù chính phủ nhà nước đầu tư nhiều cơ sở vật chất trong việc giữ gìn vệ sinh chung, đặc biệt là giữ vệ sinh ở những khu đô thị, thành phố lớn nhưng người dân có vẻ thờ ơ với điều đó. Bên cạnh những công dân có ý thức, luôn hết mình vì công tác vệ sinh, xử lý rác thải thì có một bộ phận không nhỏ khác làm ô nhiễm hủy hoai môi trường. Các túi rác thải sinh hoạt, túi nilon, rác thải không được phân loại là thực trạng mà chúng ta nhìn thấy trên những vỉa hè, góc phố. Có thể thấy rằng, người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự ý thức được sự nguy hại mà rác thải gây ra với sức khỏe con người và cũng chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc xử lý rác thải.
Theo những số liệu thống kê, có khoảng 35.000 tấn rác được thu gom mỗi ngày trên cả nước chờ xử lý, trong đó ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 300 tấn. Với 458 bãi rác trên cả nước thì để xử lý hết toàn bộ số rác như vậy rất khó khăn, chưa kể tới rác thải ở nông thôn chỉ xử lí được khoảng 40%. Chính vì thế mà mỗi người dân cần tự ý thức cho mình về việc phân loại và đổ rác đúng nới quy định.
Cùng với rác thải sinh hoạt, chất thải rắn đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy những con số kinh ngạc. 6.700 tấn chất thải rắn đô thị, trong đó trung bình có 1.500 -2.000 tấn chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại cần xử lý, tái chế được sinh ra mỗi ngày ở thành phố.
Chính quyền ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với các công ty xử lý chất thải đã tham gia vào việc xử lý rác, xong số lượng rác thải công nghiệp nhiều nên gây ra trở ngại không ít. Để xử lý được lượng rác thải rắn độc hại, các công ty môi trường phải đi thu gom rác từ các nhà máy xí nghiệp, các công trường hoặc tới những nơi tập kết rác của thành phố để tiến hành xử lý. Do số lượng rác thải rắn lớn, cần phải xử lý nhanh nên chính quyền ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kêu gọi đầu tư xây dựng dự án xử lý chất thải rắn lớn có công nghệ hiện đại trên địa bàn. Và sau một thời gian nỗ lực đầu tư, công ty trách nhiệm hữu hạn Xử lý Chất thải rắn Việt Nam (VWS) đã xây dựng lên khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước với công suất 10.000 tấn/ngày. Các biện pháp xử lý rác được thực hiện theo tiêu chuẩn cao với đa dạng hình thức như chôn lấp, sản xuất phân compost, tái chế và có thể là điện từ khí sinh học trong tương lai gần. Đây có thể coi là sự khởi đầu cho những dự án xử lý rác công nghệ cao trong những năm tới tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng ta cần phải làm những gì?
Trong sự phát triển và đổi mới của đất nước, mỗi người dân phải luôn tỉnh táo và nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý, thu gom rác. Và để làm được điều đó thì ngay từ lúc này, mỗi chúng ta cần phải chủ động hơn trong việc giáo dục con cái cũng như tuyên truyền với cộng đồng về vệ sinh, giữ gìn môi trường. Rác thải cũng là một nguồn tài nguyên quý giá nếu chúng được phân loại rõ ràng. Do đó, thay vì xả rác, vứt rác bừa bãi hãy nhặt rác lại và phân chia chúng thành những rác thải hữu cơ hay rác thải hóa học, vô cơ. Bên cạnh giáo dục từ gia đình, các trường học cũng cần giới thiệu, giảng dạy cho trẻ em biết nguy hại của rác thải ở môi trường, hướng dẫn các em thu gom rác, vệ sinh công cộng. Chí bằng những hành động nhỏ, nhưng chúng ta có thể góp phần xây dựng một thành phố xanh- sạch-đẹp.
Related articles
-
Hãy thử để kiểm tra công tác chuẩn bị và chi phí cần thiết để tạo ra một ứng dụng công ty!
Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông "2017 phiên bản
-
Điều quan trọng trong sự phát triển của các ứng dụng trở nên như “thu hẹp mục tiêu” là gì? Làm thế nào để siết chặt các mục tiêu với tính cách
Điều gì là quan trọng trong việc phát triển ứn
-
Hiện trạng mua bán Iphone secondhand tại Việt Nam
Iphone secondhand rất được ưa chuộng Ngày nay, nhu
-
Giáo dục nhồi nhét
http://www.itmedia.co.jp/news/articles/1404/21/new
-
Việc áp dụng khuyến cáo trong nuôi nấng con cái? Ứng dụng này cũng giúp cha mẹ không chỉ
Cho đến khoảng ba tuổi từ khi sinh ra, mẹ và b
-
Đồng hồ thông minh Apple Watch sắp đổ bộ vào Việt Nam
Apple Watch - khác xa với mong đợi Hôm 9/9 vừa rồi
-
Doanh nghiệp Nhật Bản bán điện thoại như thế nào?
Công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động KDDI c
-
Và ghi chú khi phát triển một ứng dụng
App phát triển, nhưng đã trở nên dễ dàng ngay
-
Nhật Bản rất khó để tải về số lượng duy trì? Các biện pháp cho số lượng tải ứng dụng và là
Từ việc sử dụng rộng rãi của điện thoại thông
-
Bán hàng online
Bán hàng online là một xu thế mới đang dần trở nên