CÁC MẠNG XÃ HỘI PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Publish:
:
Last modified:01/08/2016
Tiếng Việt / Vietnamese
Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đại bộ phận giới trẻ ngày nay. Mạng xã hội là một kênh thông tin, là cấu nối con người ở khắp nơi trên thế giới. Nó giúp mọi người chia sẻ thông tin, cảm xúc của mình với bạn bè và người thân. Dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần có thể kết nối internet người dùng cũng có thể dễ dàng truy cập vào bất cứ mạng xã hội nào mà mình muốn. Hãy cùng dành một ít thời gian để tìm hiểu về những mạng xã hội phổ biến hiện nay và xem chúng phát triển như thế nào tại Việt Nam.
Facebook là một dịch vụ mạng xã hội được sáng lập bởi Mark Zuckerberg, ra mắt vào tháng 2 năm 2004, do Facebook.Inc điều hành. Không cần phải nói nhiều bởi Facebook đã quá nổi tiếng với lượng người dùng khổng lồ và hiện đang là mạng xã hội lớn nhất thế giới. Theo thống kê, Facebook hiện có hơn 1,23 tỉ người dùng (tháng 1/2014) trên toàn thế giới; khoảng 23% người dùng đăng nhập ít nhất 5 lần mỗi ngày. Top những quốc gia có thời gian dành cho Facebook trong mỗi giờ vào mạng là Mỹ (16 phút), Australia (14 phút), Anh (13 phút).
Facebook là nơi để mọi người có thể giao lưu kết bạn cũng như chia sẻ thông tin,hình ảnh, tin tức, những sở thích cá nhân hay bất cứ điều gì bạn muốn. Hiện có tới 70% các nhà tiếp thị sử dụng Facebook để thu hút thêm khách hàng mới, 47% người dân tại các quốc gia đang sử dụng Facebook, nhiều nhất là Mỹ cho biết Facebook là nhân tố số 1 có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ.
Theo số liệu thống kê tháng 11/2014, Việt Nam với 36 triệu người dùng internet (38% dân số) thì có đến 25 triệu người dùng facebook (26% dân số), đứng thứ 10 trong danh sách 10 quốc gia có người dùng truy cập mạng xã hội nhiều nhất trên thế giới (thống kê của GlobalWebIndex). Do đặc tính thân thiện, dễ sử dụng cũng như phù hợp với lối sống năng động của đại bộ phận giới trẻ Việt mà mạng xã hội này càng ngày càng phổ biến.
Được sáng lập năm 2006 bởi đồng sáng lập Jack Dorsey, Evan Willams và Biz Stone, Twitter là một mạng xã hội trực tuyến và dịch vụ tiểu blog cho phép người dùng gởi và đọc các tin nhắn văn bản. Sau khi ra đời, Twitter nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới với hơn 550 triệu người đăng ký và 215 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
Tuy nhiên, cách sử dụng khá phức tạp cùng với các nguyên tắc khó hiểu cũng như giao diện lạ mắt khiến Twitter được đánh giá là khó gần. Hơn thế, Twitter còn giới hạn 140 kí tự trong một bài đăng, điều này gây rất nhiều bất tiện cho nhiều người khi họ muốn chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến của bản thân. Điều đó tương tự như việc bạn muốn nhắn tin cho người yêu nhưng lại không đủ ký tự, thôi thì lựa chọn gọi điện hay một phương pháp nào khác nhanh gọn và tiện lợi hơn.
Dù du nhập vào Việt Nam gần như đồng thời với facebook, số phận của twitter lại ảm đạm hơn hẳn. Mặc dù trốn tránh các thống kê về số người dùng twitter tại Việt Nam của công ty chủ quản, nhưng ai cũng hiểu tương lai dành cho cho mạng xã hội này tại mảnh đất hình chữ S là như thế nào. Việc chia sẻ thông tin, các cuộc hội thoại mang tính công khai (ngay cả với những người lạ mà mình chưa hề kết bạn) một phần nào đó không phù hợp với văn hóa giao tiếp của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Quá dễ hiểu vì sao twitter không thể có chỗ đứng ở nơi đây.
Google Plus
Mặc dù từng bị xem là một thất bại trên lĩnh vực mạng xã hội của Google nhưng qua 3 năm tồn tại và phát triển, Google Plus (hay Google+) đã bất ngờ vượt mặt các “ông lớn” để trở thành mạng xã hội lớn thứ 2 trên toàn cầu, chỉ đứng sau facebook.
Google+ hiện đã đạt đến 359 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, đạt tốc độ tăng trưởng 33% mỗi năm. Tuy nhiên, việc Google + sử dụng chung tài khoản với các dịch vụ của Google như Gmail, Youtube dẫn đến sự chồng chéo trong thống kê và làm “ảo” số lượng người dùng của mình.
Chỉ cần người dùng đăng nhập qua tài khoản gmail hay youtube thì các thông báo của họ ở Google+ cũng được cập nhật. Việc đăng tải thông tin cá nhân, các bản tin thời sự đọc trên Google News hay đoạn phim từ Youtube được thực hiện một cách trực tiếp và đơn giản.
Cũng giống như Twitter, không có một thống kê chính thức nào về số lượng người dùng Google+ tại Việt Nam. Vì một lý do nào đó, Google+ không mấy phổ biến tại đây và số lượng tài khoản Google+ phần nhiều cũng đều xuất phát từ công ty mẹ Google, với các “ấn phẩm” đi kèm như gmail, youtube,…
Là mạng xã hội trẻ tuổi ra đời năm 2010 bởi Kevin Systrom và Mike Krieger. Instagram chủ yếu chuyên về hình ảnh, video và khởi đầu như một ứng dụng chủ yếu trên smartphone. Được facebook mua lại vào tháng 9/2012 với giá 715 triệu USD, Instagram từng bước phát triển và đạt số thành viên là 300 triệu, vượt mặt “ông cụ non” Twitter để trở thành mạng xã hội lớn thứ 3 thế giới.
Tuy nhiên, việc có thể vào Instagram bằng tài khoản facebook cũng mang đến nhiều sự nghi ngờ về số lượng người dùng thật mà mạng xã hội này đang sở hữu.
Với việc chỉ chuyên về hình ảnh tạo cho Instagram nhiều nét đặc trưng. Instagram cho bạn không gian chia sẻ rộng lớn chỉ bằng 1 cú “chạm”, hổ trợ chỉnh sửa ảnh tạo nhiều màu sắc và trạng thái khác nhau. Giờ đây, việc chia sẻ những bức ảnh chưa bao giờ lại đơn giản đến như thế.
Thời đại smartphone đang bùng nổ hơn bao giờ hết, nhưng vì một lý do nào đó mà Instagram lại không có bất cứ dấu hiệu nào có thể đổ bộ cũng như phát triển tại Việt Nam.
MySpace
MySpace là mạng xã hội thuộc sở hữu của Specific Media LLC và ngôi sao nhạc pop Justin Timberlake. Myspace ra mắt vào tháng 8 năm 2003, có trụ sở tại Beverly Hills, California. Từ năm 2005 đến 2008, Myspace là mạng xã hội có lượt truy cập nhiều nhất trên thế giới.
Myspace cung cấp một mạng lưới thông tin tương tác giữa người dùng với bạn bè của họ, cho phép người dùng tạo những hồ sơ cá nhân, viết blog, lập nhóm, tải hình ảnh, lưu trữ nhạc và video cho mọi người trên khắp thế giới.
Kể từ khi bị facebook vượt mặt năm 2008, mặc dù MySpace đã cố gắng tái thiết lại nhưng đến nay vẫn chưa thể khôi phục lại được vị thế của mình.
Sự trượt dốc trước khi mạng xã hội đổ bộ vào Việt Nam làm MySpace không có cơ hội để phát triển tại thị trường đầy tiềm năng này.
Mạng xã hội tại Việt Nam
Với sự lớn mạnh cũng như tầm ảnh hưởng toàn cầu, không quá khó hiểu khi Facebook vẫn đang chiếm lĩnh hoàn toàn lĩnh vực mạng xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, các mạng xã hội “nội địa” không vì thế mà lép vế, thậm chí có khoảng thời gian phát triển rất mạnh mà điển hình là Zing Me. Giao diện gần giống với facebook, nhưng được gắn mác “made in VietNam” cùng tích hợp nhiều ứng dụng, trò chơi phong phú mà Zing Me được đông đảo giới trẻ Việt ủng hộ rất nhiệt tình.
Với nhu cầu hiện tại, 10, hay thậm chí 20 năm nữa, mạng xã hội vẫn sẽ phát triển cho đến khi nào thế giới xuất hiện một “sân chơi” mới có thể thay thế được.
Nhìn chung, mạng xã hội đem lại cho cuộc sống con người rất nhiều tiện ích nhưng cũng mang đến vô vàn vấn đề nan giải. “Lối sống ảo” có thể chôn vùi “cuộc sống thật” lúc nào không hay biết. Quan trọng nhất vẫn là ý thức và trách nhiệm của mỗi người, sống và tham gia sao cho có thể xây dựng một xã hội ảo lành mạnh và hữu ích cho đời sống của chính chúng ta.
Related articles
-
Người Việt Nam và Crowdsourcing
Đây là bài điều tra của tôi về crowdsourcing ở Việ
-
Xu hướng ưa chuộng thiết kế của người Việt
Trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin, mỗi ngày
-
Lợi ích của việc dùng WordPress
Ngày 5/5/2004 giờ Mỹ công ty Automactic của Mỹ cun
-
TRÀO LƯU MASHUP TẠI VIỆT NAM
Mashup là thuật ngữ để chỉ việc ghép hoặc tự hát l
-
Các thị o2o? Đối với chương trình khuyến mãi để tăng hiệu quả thu hút khách hàng
Các công ty đang tập trung vào việc tiếp thị s
-
EC trang web ngươi sẽ ứng dụng của! Giải thích những lợi ích và hãy cẩn thận
By net đã lây lan rộng rãi, mua sắm tại trang
-
trí tuệ nhân tạo của sự chú ý trong kinh doanh! Nghiên cứu điển hình thành công cho các nhà phát triển ứng dụng
trí tuệ nhân tạo, mà trong những năm gần đây đ
-
Trường hợp áp dụng khuyến mại của ăn ngoài
Trường hợp áp dụng khuyến mại của ăn ngoài
-
Để nhằm mục đích hiển thị trên cùng của ứng dụng trong cửa hàng ứng dụng là
Vào việc cửa hàng ứng dụng trong ứng dụng này
-
Mục đích thực sự của phát triển ứng dụng? Đang cố gắng để làm rõ mục đích để không kết thúc với sự phát triển chỉ
Trong những năm gần đây, sự ra đời của ứng dụn